• Theo dõi chúng tôi
Sơn La: Dành 31 tỷ đồng thực hiện cấp nước an toàn giai đoạn 2018 – 2020
29/06/2022

Sơn La: Dành 31 tỷ đồng thực hiện cấp nước an toàn giai đoạn 2018 – 2020


Để nâng tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch toàn tỉnh đạt 93% năm 2020, UBND tỉnh Sơn La đã giao Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Công ty CP Cấp nước Sơn La cùng các sở, ngành có liên quan triển khai Kế hoạch cấp nước an toàn tỉnh giai đoạn 2018 – 2020.

Trừ nhà máy nước thành phố, công nghệ xử lý nước tại các chi nhánh nước đều xây theo công nghệ cũ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ không bền vững (Ảnh: Nhà máy nước TP Sơn La)Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La thường xảy ra ô nhiễm nước sinh hoạt do các cơ sở chăn nuôi tập trung tại một số địa phương như Cò Nòi (Mai Sơn), Chiềng Hặc (Yên Châu)… Đặc biệt, các cơ sở sản xuất sơ chế cà phê chưa qua xử lý xả ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn thành phố kéo dài suốt 5 năm qua, mức độ ngày càng trầm trọng. Khi xảy ra ô nhiễm, công tác khắc phục còn chậm. Bên cạnh đó, trừ nhà máy nước thành phố, công nghệ xử lý nước tại các chi nhánh nước đều xây theo công nghệ cũ, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ không bền vững, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.Do đó, giai đoạn 2018-2020, tỉnh Sơn La đề ra 6 mục tiêu cấp nước an toàn, gồm: Bảo đảm duy trì áp lực cấp nước, cung cấp ổn định, đủ lượng nước và đảm bảo chất lượng nước cấp. Có giải pháp đối phó sự cố bất thường và các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch. Nâng tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch toàn tỉnh đạt 93% năm 2020. Tỷ lệ nước thất thoát giảm còn 16%…Các nội dung chủ yếu của việc triển khai cấp nước an toàn, gồm: Đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống cấp nước tại địa bàn các đô thị; xác định, phân tích và đánh giá mức độ nguy cơ, rủi ro với hệ thống cấp nước. Từ đó, có biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục rủi ro phù hợp…Trong đó, riêng ở địa bàn thành phố Sơn La, sẽ xây dựng hồ dự trữ nước thô; đầu tư nâng công suất nhà máy Nậm La giai đoạn I từ 2.500 lên 5.000m3/ngày đêm. Đầu tư các tuyến đường ống liên thông giữa các hệ thống cấp nước để tăng cường năng lực cấp nước của từng hệ thống và hỗ trợ lẫn nhau. Cải tiến quy trình công nghệ xử lý nước hiện đại, thân thiện với môi trường, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới về xử lý nước trong điều kiện suy thoái chất lượng nguồn nước, trong đó, nghiên cứu áp dụng tiến bộ trong xử lý nước có độ cứng cao và nguồn nước bị ô nhiễm nước thải từ sản xuất cà phê.Cùng với đó, sẽ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị thông minh trong quản lý, vận hành hệ thống cấp nước. Đào tạo, nâng cao năng lực về cấp nước an toàn cho cán bộ thực hiện. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định, thông tư có liên quan để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cộng đồng với sử dụng tài nguyên nước. Xây dựng và công bố phạm vi bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh với nguồn nước sinh hoạt theo quy định.UBND tỉnh Sơn La giao Sở TN&MT tham mưu cho UBND tỉnh, chỉ đạo các huyện, thành phố tăng cường quản lý nguồn thải, các nguy cơ có thể gây ô nhiễm nguồn nước, nhất là khu vực đầu nguồn, khu vực khai thác phục vụ sản xuất nước sạch đô thị, đề xuất biện pháp cụ thể phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm nguồn nước. Thực hiện quan trắc thường xuyên các nguồn nước sông, suối, tại một số khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm cao, ảnh hưởng đến nguồn cấp và lấy nước phục vụ sinh hoạt tại các đô thị. Thực hiện thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định Luật tài nguyên nước và môi trường.Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện bảo vệ, khoanh nuôi phát triển rừng tại các khu vực đầu nguồn cấp nước cho các đô thị trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn không gây tác hại ô nhiễm đến khu vực đầu nguồn cấp nước. Sở Y tế định kỳ hoặc đột xuất thanh, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về chất lượng nước sinh hoạt với các đơn vị sản xuất, cung cấp nước sinh hoạt đô thị.Công ty CP cấp nước Sơn La thường xuyên quan trắc, theo dõi chất lượng nguồn nước sinh hoạt. Có phương án khai thác nguồn nước khác để thay thế trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm. Có trách nhiệm tổ chức thu gom rác thải sinh họa, rác thải nông nghiệp chai lọ vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.Kinh phí thực hiện cấp nước an toàn giai đoạn 2018-2020, dự kiến khoảng hơn 31 tỷ đồng, huy động từ ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí tính vào chi phí hợp lý trong chi phí sản xuất chung trong giá thành sản xuất tiêu thụ nước sạch hàng năm và từ nguồn vốn của đơn vị cấp nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

 

Nguyễn Nga